Sách - Ngữ văn 12 - Đề ôn luyện và kiểm tra (Dùng ngữ liệu ngoài sgk)
THÔNG TIN CHI TIẾT Sách - Ngữ văn 12 - Đề ôn luyện và kiểm tra (Dùng ngữ liệu ngoài sgk)
Tác giả: Đào Phương Huệ (Chủ biên) - Nguyễn Thị Thúy Hồng - Trần Thị Kim Hạnh
Số trang: 203
Khổ giấy: 19 x 26.5 cm
Năm xuất bản: 2024
Nhà xuất bản: Đại học quốc gia Hà Nội
NỘI DUNG Sách - Ngữ văn 12 - Đề ôn luyện và kiểm tra (Dùng ngữ liệu ngoài sgk)
Để đánh giá khách quan năng lực, khả năng sáng tạo của học sinh trong dạy – học môn Ngữ văn, ôn luyện, kiểm tra cần sử dụng ngữ liệu ngoài sách giáo khoa, có độ dài, độ khó tương đương với các văn bản đã học trong sách giáo khoa và bám sát yêu cầu cần đạt của Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
Với mong muốn các em học sinh có khả năng hình thành ý tưởng, biết cách trình bày ý tưởng một cách mạch lạc, sáng tạo, có sức thuyết phục để đó, rèn luyện tư duy và cách đọc hiểu, viết các kiểu văn bản, chúng tôi đã biên soạn cuốn sách:
NGỮ VĂN 12 – ĐỀ ÔN LUYỆN VÀ KIỂM TRA
(Theo Công văn 3175 BGDĐT – GDTrH – Dùng ngữ liệu ngoài 3 bộ SGK)
Sách gồm 10 bộ đề bám sát các kiểu văn bản của chương trình Ngữ văn lớp 12. Hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá từ Công văn 3175 BGDĐT – GDTrH (ngày 21/7/2022) của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mỗi bộ đề đều đảm bảo các yêu cầu:
- Ngữ liệu ngoài 3 bộ sách giáo khoa, rõ đặc trưng thể loại, có nội dung hướng tới hình thành phẩm chất năng lực cho học sinh THCS (từ Chương trình tổng thể – Chương trình giáo dục phổ thông 2018), tích hợp đọc hiểu và viết (văn bản đọc, viết phải thuộc về một thể loại nhất định của Chương trình lớp 11).
- Nội dung chính của cuốn sách gồm Phần đề; Phần đáp án (hướng dẫn thực hiện đề mở), biểu điểm; Quét app mở rộng học liệu và đề tham khảo với nội dung chi tiết như sau:
+ Đề ôn luyện về đặc trưng thể loại
+ Phần đọc hiểu 100% tự luận
+ Phần viết yêu cầu học sinh giải quyết vấn đề trên ngữ liệu mới (chống văn mẫu)
+ Phần học liệu số: Quét app mở rộng học liệu và đề tham khảo
Bộ đề hướng tới mục tiêu: Đổi mới cách đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn
a) Phát huy được những mặt tích cực của cá tính, trí tưởng tượng, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, năng lực tư duy hình tượng và tư duy logic của học sinh.
b) Các câu hỏi, bài tập yêu cầu vận dụng kiến thức đã học và kĩ năng đọc, viết tạo cơ hội để học sinh khám phá những tri thức mới, đề xuất ý tưởng huy động được vốn sống vào quá trình đọc, viết.
c) Đọc hiểu, viết về một vấn đề trên ngữ liệu mới khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc hoặc sao chép nội dung tài liệu có sẵn....
#stk #sachthamkhoalop12 #sachquangloi